‘Sốt đất, đầu cơ do thiếu thông tin quy hoạch’

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng thông tin quy hoạch, nhất là quy hoạch sử dụng đất, được công khai “rất hình thức” và không thực sự hỗ trợ người dân.

Nhận xét này được các đại biểu Quốc hội nêu khi thảo luận về công tác quy hoạch từ khi luật Quy hoạch 2017 có hiệu lực, sáng 30/5.

Ông Lê Thanh Hoàn, đại biểu tỉnh Thanh Hóa, cho biết theo quy định, các quy hoạch này phải được công khai trên cổng thông tin của các tỉnh, thành, huyện… Nhưng thực tế, việc này được làm “rất hình thức”, chưa đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân.

“Nhiều quy hoạch được công bố chỉ có quyết định mà không có bản đồ kèm theo, hoặc nếu có thì bản đồ nhỏ, dung lượng thấp không thể xem rõ nội dung. Những gì dân muốn biết, dân cần thực sự rất khó tiếp cận”, vị đại biểu tỉnh Thanh Hóa nhận xét.

Ông cho rằng đây là một trong những nguyên nhân khiến thông tin nhiễu loạn, dẫn đến sốt đất ảo và hiện tượng đầu cơ trên thị trường. Một số trường hợp xảy ra khiếu kiện về đất đai còn có thể gây mất an ninh trật tự tại một số địa phương. Tuy nhiên, việc xử lý trách nhiệm lại chưa được thực hiện nghiêm và công khai.

Tình trạng sốt giá đất dự án, đất nền xảy ra từ đầu năm ngoái tại một số tỉnh, thành như Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, hay Thanh Hóa, Nghệ An… nhưng tới giữa năm hạ nhiệt sau sự vào cuộc của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, cuối năm ngoái và đầu năm nay, sốt đất quay trở lại ở một số địa phương.

Sốt đất tái xuất bất chấp việc cơ quan chức năng đã có nhiều đoàn kiểm tra tại các địa phương để quản lý tốt hơn hoạt động đấu giá đất, ngăn sự bất thường giá đất vừa qua.

Ông Lê Thanh Hoàn, đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá phát biểu tại phiên thảo luận về công tác quy hoạch, sáng 30/5. Ảnh: Hoàng Phong

Việc thiếu thông tin về quy hoạch, lập quy hoạch chậm, theo ông Nguyễn Hữu Thông, đại biểu tỉnh Bình Thuận còn tác động tiêu cực tới thu hút đầu tư.

Ông phân tích, nhà đầu tư, doanh nghiệp trước khi bỏ vốn đều tìm hiểu cam kết của Nhà nước, chính quyền địa phương, và cam kết này được thể hiện thông qua các quy hoạch. Thực tế, công tác quy hoạch triển khai chậm, hiện mới có 7 trên 111 quy hoạch được phê duyệt.

“Chưa có quy hoạch thì biết đầu tư vào đâu? Như vậy có phải đã chưa phát huy hết nguồn lực xã hội cho phát triển, trách nhiệm thuộc về ai?”, ông đặt vấn đề.

Đề cập tới quy hoạch treo, dự án treo, theo đại biểu tỉnh Bình Thuận, quy định hiện tại không nêu rõ thời hạn bao lâu thì dự án treo, quy hoạch treo sẽ bị huỷ, thu hồi.

“Quy hoạch treo, dự án treo kéo dài nhiều năm gây bức xúc, nhất là người dân nằm trong vùng bị ảnh hưởng. Việc này vừa gây lãng phí nguồn lực xã hội, nhất là nguồn lực đất đai, và làm giảm niềm tin của người dân với chính quyền”, ông nhận xét.

Do đó, ông Nguyễn Hữu Thông kiến nghị Chính phủ cần có quy định cụ thể thời gian thực hiện quy hoạch. Tức là nếu dự án, quy hoạch sau 3 hoặc 5 năm từ khi được phê duyệt không thực hiện sẽ hết hiệu lực hoặc thu hồi dự án. Chính phủ cần có chế tài xử lý tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng quy hoạch đã đề ra.

Còn ông Lê Thanh Hoàn đề nghị Quốc hội, trong dự thảo nghị quyết giám sát của Quốc hội cần bổ sung quy định về biện pháp, chế tài xử lý cụ thể với những trường hợp chậm hoặc không công khai thông tin quy hoạch, nhằm bảo đảm những quy định về quy hoạch được thực thi nghiêm túc.

Vấn đề khác được các đại biểu Quốc hội góp ý, là ngoài áp dụng luật Quy hoạch, việc lập quy hoạch còn phải tuân thủ các quy định của luật khác liên quan, như luật Xây dựng, luật Đất đai, luật Quy hoạch đô thị…

Ông Hà Phước Thắng, đại biểu TP HCM, dẫn chứng theo Luật Đất đai, người sử dụng đất nằm trong quy hoạch là đất ở nông thôn hoặc đất ở đô thị thì đăng ký vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm, được chuyển mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác sang đất ở. Nhưng thực tế, theo luật quy hoạch đô thị, đất ở lại chia làm nhiều loại, như đất ở hiện hữu, loại chỉnh trang, xây dựng mới, xây dựng dài hạn, ngắn hạn, đất ở hỗn hợp. Các quy định khác nhau, thiếu đồng bộ giữa các luật khiến chuyển mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác sang đất ở khó khăn.

Quy định thiếu đồng bộ khiến nhiều diện tích vàng phải bỏ trống vì thiếu giấy phép xây dựng

Tương tự, bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP HCM cũng đề cập sự thiếu liên kết, đồng bộ giữa quy hoạch đô thị, nông thôn với quy hoạch sử dụng đất. Bà cho rằng, quy hoạch đô thị cần được lập căn cứ trên hiện trạng và yêu cầu phát triển của thành phố, còn quy hoạch sử dụng đất khi lập dựa trên cơ sở quy hoạch đô thị để đảm bảo sự đồng bộ.

Bà đề nghị Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ ban hành các chính sách phù hợp về nhà, đất với người dân trong khu quy hoạch chưa được thực hiện. Việc này nhằm hạn chế tối đa, gây ảnh hưởng đến đời sống, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân trong khu vực quy hoạch.

Tags :

Share :

Picture of About Author
About Author

Natoque eros nam morbi nunc ut. Viverra lacinia commodo maecenas placerat iaculis elementum blandit vivamus posuere ut vestibulum.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Latest Post

Categories

Construction industry at its finest

Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipiscing elit dolor

Khu đô thị công nghiệp Bắc Bến Lức - Cơ hội đầu tư vàng tại Long An

Liên hệ ngay để biết thêm chi tiết và tìm hiểu về các cơ hội đầu tư trong khu vực phát triển chiến lược này.